Các khái niệm cơ bản về chiếu sáng

Quang thông (Φ)
Đại lượng thông lượng ánh sáng dùng trong kỹ thuật chiếu sáng được đo trong đơn vị lumens (lm). Một lumen của ánh sáng, không phụ thuộc vào bước sóng của nó (màu), tương ứng với độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Mắt người cảm nhận khác nhau đối với các ánh sáng có bước sóng khác nhau, cảm nhận mạnh nhất đối với bước sóng 555 nm

Cường độ sáng (I)
Là thông lượng của một nguồn sáng phát ra trong một đơn vị góc không gian (steradian), đo trong đơn vị candela (cd). Candela là một đơn vị cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1cd = 1lm/1steradian

Độ rọi (E)
Là đại lượng đặc trưng cho thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích, đơn vị là lux. Một diện tích mặt cầu 1m2 có một nguồn sáng cường độ 1 candela sẽ có độ rọi là 1 lux. 1lux = 1lm/1m2

Độ chói (L)
Là cường độ của một nguồn sáng phát ánh sáng khuếch tán mở rộng hoặc của một vật phản xạ ánh sáng, đơn vị là nit. Độ chói là đại lượng đặc trưng cho mật độ phân bố cường độ sáng I trên một bề mặt diện tích S theo một phương cho trước. 1nit = 1cd/1m2

Hệ số phản xạ (ρ)
Hệ số phản xạ của một vật thể là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông phản xạ (Φr) của vật thể so với quang thông tới của nó (Φ). ρ=Φr/Φ

Hệ số hấp thụ (α)
Hệ số hấp thụ của một vật thể là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông được hấp thụ (Φa) của vật thể so với quang thông tới của nó (Φ). α= Φa/ Φ

Phân bố phổ
Phân bố phổ trình diễn phổ của bức xạ vùng nhìn thấy nêu lên mối tương quan giữa công suất bức xạ phụ thuộc vào bước sóng

Nhiệt độ màu
Là màu của ánh sáng mà nguồn sáng phát ra, đo bằng đơn vị Kenvin (K). Nhiệt độ màu được định nghĩa là nhiệt độ tuyệt đối của một vật bức xạ đen có phổ bức xạ giống phổ bức xạ của nguồn sáng

Độ hoàn màu
Độ hoàn màu được biểu diễn bằng chỉ số hoàn màu (CRI) có độ lớn từ 0 đến 100, diễn tả độ hoàn màu của các vật được chiếu sáng trong mắt người so với màu thực của nó. CRI càng cao thì khả năng hoàn màu càng lớn

Hiệu suất của đèn
Là đại lượng đo hiệu suất của nguồn sáng trong đơn vị lumen trên Oát (lm/W), là tham số xác định lượng ánh sáng phát ra khi tiêu thụ một Oát (W) năng lượng điện

Thời gian sống trung bình
Là thời gian mà 50% số lượng đèn sử dụng bị cháy (thường được xác định trong phòng thí nghiệm)